Tại các nhà hàng, quán ăn ba chỉ bò nhập khẩu Đà Nẵng đang rất được thực khách yêu thích. Với nhiều cách chế biến đa dạng và chất lượng dinh dưỡng cao. Thịt ba chỉ bò nhập khẩu...
Ngày 6-6, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Kim Đoán, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng nhân lúc các nước láng giềng đang thiếu thịt gà, các doanh nghiệp Việt Nam “tranh thủ” xuất khẩu được là cơ hội hiếm có.
“Dễ gì Malaysia ngưng xuất khẩu gà. Tôi nghĩ là có lý do rất lớn ở đây. Và thị trường Việt Nam lúc trước khi Malaysia ngưng cung cấp gà sang các nước thì người nuôi gà bị lỗ rất dài, hơn 2 năm. Đơn vị cung cấp giống đã giảm đi đàn gà bố mẹ.
Giá gà Việt Nam trước khi Malaysia cấm xuất khẩu cũng tăng, nhưng vì thị trường Việt Nam đang bị hụt nguồn cung giống, khi nước bạn ngưng xuất khẩu thì chúng ta không đủ con giống để đáp ứng kịp thời. Khi đó Singapore sẽ nhập thịt gà từ các nước khác, nhập từ châu Âu…”, ông Đoán phân tích.
Trả lời cho câu hỏi liệu doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu gà lúc này được không, ông Đoán nhìn nhận rất khó, nhưng nếu được thì cần thời gian.
Ông Đoán nói: “Để phục hồi đàn gà bố mẹ, thường mất 4 -5 tháng. Và mất 1-2 tháng để đáp ứng có được gà thịt. Như vậy sẽ hơi bị chậm trễ so với thị trường khan hiếm gà lúc này. Nhưng đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia thị trường gia cầm, lấy lại những gì đã mất ở 2 năm trước”.
Trong khi đó, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gà ở TP.HCM chia sẻ khó khăn của nhiều nước xuất khẩu thịt gà vì dịch COVID-19 và khẳng định “không nắm bắt được cơ hội này”.
Đại diện doanh nghiệp này cho hay: “Do nguồn cung không còn dồi dào nên lượng thịt gà xuất khẩu của công ty cũng không nhiều như trước. Chúng tôi cũng biết được doanh nghiệp Malaysia phải tạm ngưng xuất khẩu do nguồn cung không đủ cung cấp thị trường nội địa.
Việt Nam cũng thế, dịch kéo dài nên sức mua giảm, chăn nuôi gà thịt cũng giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục nên người nuôi họ ngưng hết…
Cơ hội thì ai cũng thấy, nhưng để thực hiện không phải nay nói là mai có ngay để xuất khẩu. Mà đến lúc có thịt gà để xuất khẩu rồi, thì thị trường lại “nguội” mất. Nên cơ hội này không thực hiện được”.
Đồng quan điểm, ông Hồ Phong Thanh, chuyên gia ngành chăn nuôi ở Đồng Nai, đánh giá hiện nay nguồn cung thịt gà trong nước chỉ đủ cung cấp cho thị trường nội địa, không dư để xuất khẩu.
“Mà xuất khẩu thì quy trình rất mất thời gian, nào là nhà máy giết mổ đạt chuẩn quốc tế, cấp đông theo tiêu chuẩn xuất khẩu, khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu quy định…
Trong khi tại Việt Nam chưa có nhà máy, kho lạnh nào đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nên khó thực hiện được mong muốn xuất khẩu gà trong tình hình hiện nay”, ông Thanh nhấn mạnh
Có tổng đàn hơn 200.000 con gà mỗi năm, nhưng bà Nguyễn Thị Tâm (Đồng Nai) đã thu hẹp số lượng này từ năm 2020. Bà Tâm cho rằng, nuôi gà thịt hay gà đẻ đều không còn hấp dẫn và khiến người nuôi “mạnh tay” đầu tư như trước, vì giá thức ăn chăn nuôi tăng, thị trường nội địa cũng “phập phồng”.
“Nên có người nói tôi “gầy” lại đàn, phục hồi chăn nuôi để kịp bán cho xuất khẩu, nhưng tôi vẫn thấy còn khó khăn, chưa thể đầu tư nuôi lại lúc này”, bà Tâm nói.